Hướng Dẫn Toàn Bộ Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Hướng Dẫn Toàn Bộ Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến và phức tạp nhất. Bài viết này của Công ty Luật DFC sẽ hướng dẫn chi tiết toàn bộ quy trình giải quyết tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, hộ gia đình với nhau theo quy định hiện hành của Luật Đất đai 2013. Qua đó, người dân có thể nắm rõ tất cả trình tự các bước giải quyết khi có mâu thuẫn về tranh chấp quyền sử dụng đất xảy ra.

Mục Lục

I. Tự hoà giải giữa các bên có tranh chấp đất đai với nhau

Đầu tiên, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải tại cơ sở. Trong đó, hòa giải ở cơ sở là nhờ các Hòa giải viên hướng dẫn và giúp đỡ để các bên đạt được thỏa thuận chung với nhau, tự nguyện giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp với nhau.

=> Cho dù không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng đây là phương án giải quyết tranh chấp đất đai nên được ưu tiên nên được áp dụng để có thể làm các bên tìm được tiếng nói chung với nhau, bỏ qua những mâu thuẫn và đạt được các thỏa thuận chung và hợp lý.

Xem thêm: Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí của DFC

II. Hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã, phường, thị trấn

Nếu các bên không thể tự hòa giải được với nhau, hoặc đã nhờ Hòa giải viên hòa giải nhưng không thành công. Thì các bên muốn giải quyết tranh chấp đất đai bắt buộc phải gửi đơn lên UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất đai đang tranh chấp để được yêu cầu hòa giải.

UBND cấp xã, phường, thị trấn sẽ thành lập một Hội đồng hòa giải. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên có tranh chấp đất đai với nhau đều có mặt tại phiên hòa giải.

Nếu hòa giải thành công ở UBND cấp xã, phường, thị trấn thì vụ việc tranh chấp đất đai coi như đã được giải quyết xong.

Nếu hòa giải không thành công ở UBND cấp xã, phường, thị trấn thì có 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Trường hợp có sổ đỏ hoặc có 1 trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (Điều 100 Luật Đất đai 2013) và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất: Sẽ do Tòa án nơi có đất tranh chấp giải quyết.
  • Trường hợp 2: Trường hợp không có sổ đỏ hoặc có 1 trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (Điều 100 Luật Đất đai 2013), các bên chỉ được chọn 1 trong 2 hình thức sau đây:
    • Nộp đơn yêu cầu UBND cấp quận, huyện, thị xã giải quyết
    • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự

Hướng Dẫn Toàn Bộ Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dưới đây là hướng dẫn thủ tục của từng trường hợp cụ thể:

1. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có sổ đỏ

Chuẩn bị hồ sơ: Các cá nhân và hộ gia đình chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu;
  • Sổ đỏ hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khác (quy định theo Điều 100 Luật Đất đai);
  • Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn và có chữ ký của các bên tranh chấp đất đai với nhau;
  • Sổ hộ khẩu, thẻ căn cước hoặc chứng minh nhân dân của người yêu cầu khởi kiện;
  • Các giấy tờ khác để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đó.

Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã nơi có đất đai đang tranh chấp, có thể nộp hồ sơ bằng 1 trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Nộp tới Tòa án theo đường bưu điện;
  • Nộp trực tuyến theo Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Sau khi thụ lý hồ sơ: Tòa sẽ tổ chức phiên hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa, nếu các bên không thể hòa giải thành công thì Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp đất đai ra xét xử sơ thẩm (Thời gian đưa vụ án ra xét xử là 4 tháng, vụ án phức tạp không được gia hạn quá 2 tháng).

2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ

Cách thứ nhất: Yêu cầu Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã nơi có đất tranh chấp giải quyết. Các cá nhân hoặc hộ gia đình cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
  • Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn;

Sau khi có kết quả xác minh, thẩm tra vụ việc thì Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành công và gửi cho các bên tranh chấp.

Nếu các bên đồng ý với kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp. Còn các bên nếu không đồng ý với kết quả giải quyết tranh chấp thì tiếp tục khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo pháp luật về tố tụng hành chính. Thời gian giải quyết thủ tục tối đa là 45 ngày, nếu là vùng sâu, vùng vào, vùng xa, hải đảo thì thời gian có thể tăng thêm 10 ngày

Cách thứ hai: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân: Trình tự thủ tục tương tự như khởi kiện tranh chấp đất đai mà có sổ đỏ.

 Trên đây là toàn bộ thông tin về trình tự các bước giải quyết khi có mâu thuẫn về tranh chấp quyền sử dụng đất xảy ra. Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ với đội ngũ Luật sư Đất đai của Công ty Luật DFC chúng tôi qua địa chỉ bên dưới. Xin cảm ơn.

Xem thêm: Tư vấn về cho, tặng, thừa kế và các thủ tục cho tặng nhà đất


Hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư DFC chúng tôi
Adress: LK, 28 Lê Trọng Tấn, Dương Kinh, Hà Đông, Hà Nội
Phone: 1900.6512

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *