Tư Vấn Đất Đai – Sổ Đỏ Và Sổ Hồng Khác Nhau Như Thế Nào?

Tư Vấn Đất Đai – Sổ Đỏ Và Sổ Hồng Khác Nhau Như Thế Nào?
Tư Vấn Đất Đai – Sổ Đỏ Và Sổ Hồng Khác Nhau Như Thế Nào?

Sổ đỏ và Sổ hồng đều chỉ là một tên gọi mà mọi người thường hay gọi dựa theo màu sắc trên mỗi loại giấy tờ đó. Nhưng mà hiện tại vẫn có rất nhiều người nhầm lần 2 loại giấy tờ này. Vậy Sổ đỏ khác Sổ hồng như thế nào? Cùng Công ty Luật DFC tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Đặt hẹn tư vấn về Sổ đỏ và Sổ hồng trực tiếp
Đặt hẹn tư vấn về Sổ đỏ và Sổ hồng trực tiếp

1. Sổ đỏ và Sổ hồng khác nhau như thế nào?

*Khái niệm thế nào là Sổ đỏ Sổ hồng?

Sổ đỏ: là một tên gọi để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dùng để cấp cho người sử dụng đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất. (Theo khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai 2013)

Sổ hồng: là một tên gọi để chỉ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở cho chủ sở hữu theo quy định của Nhà nước. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sở hữu đất ở hoặc chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. (Theo Điều 11 Luật Nhà ở 2005)

*Cơ quan ban hành Sổ đỏ và Sổ hồng khác gì nhau?

Sổ đỏ: Do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

Sổ hồng: Do Bộ Xây dựng ban hành.

*Màu sắc sổ đỏ và sổ hồng có gì khác nhau?

Sổ đỏ: Có màu đỏ;

Sổ hồng: Có màu hồng nhạt.

Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực vào ngày 10/12/2009, đã quy định thống nhất hai loại Sổ đỏ và Sổ hồng thành một loại giấy chung có tên: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; và do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Hiện nay Sổ đỏ và Sổ hồng vẫn có giá trị pháp lý và vẫn được lưu hành.

2. Sổ hồng hay Sổ đỏ có giá trị hơn?

a/ Về giá trị pháp lý của Sổ hồng và Sổ đỏ?

Hiện tại Sổ hồng và Sổ đỏ đều có giá trị pháp lý, không phân biệt giá trị của từng loại. Giá trị thể hiện ở tài sản được thừa nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Sổ hồng hay Sổ đỏ đều chỉ là một tờ “giấy” ghi nhận quyền sở hữu, bản thân Sổ hồng và Sổ đỏ thì không có giá trị.

b/ Về giá trị thực tế của Sổ hồng và Sổ đỏ?

Giá trị thực tế của Sổ hồng và Sổ đỏ còn phụ thuộc vào giá trị thực tế của mảnh đất đó, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Vị trí mảnh đất, quy mô nhà ở, tình trạng mới hay cũ của nhà và số tài sản khác gắn liền với đất như cây trồng, hoa màu, ….Vì vậy, giá trị của mỗi loại sổ đều gắn liền với từng mảnh đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Các câu hỏi tư vấn về Sổ đỏ và Sổ hồng

(Cấp sổ hồng) Luật sư DFC cho tôi hỏi, tôi có căn nhà 3*7m thì có được cấp sổ hồng hay không? Nhà đã được cấp số nhà tạm, vậy thì thủ tục và chi phí để cấp Sổ hồng là bao nhiêu? Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Luật sư DFC xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai năm 2013, diện tích tối thiểu để tách thửa sẽ được giao cho UBND tỉnh quy định.

Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban tỉnh sẽ quy định hạn mức giao đất ở cho từng cá nhân, hộ gia đình. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phải phù hợp với điều kiện, tập quán của địa phương. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu quyết định của Ủy ban tỉnh để biết diện tích tối thiểu để có thể được cấp sổ hồng.

(Chỉ có tên trên Sổ hồng) Cho tôi hỏi, vừa rồi tôi có mua một lô đất, được cấp sổ hồng nhưng trên bìa sổ hồng chỉ có tên 2 vợ chồng và năm sinh, không có số CMND. Vậy Luật sư tôi hỏi, như vậy thì có chuyện gì không, có sao không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ điểm a và điểm d, khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận như sau:

Điểm a – “Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;”

Điểm d – “Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng như quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, do bạn mua đất và đã được cấp sổ hồng quyền sử dụng đất nhưng trên bìa chỉ có tên hai vợ chồng và năm sinh mà không có số CMND. Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có giấy tờ tùy thân của vợ chồng bạn còn thiếu so với quy định nêu trên thì bạn làm đơn đề nghị đính chính và gửi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện kèm theo đơn. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác chứng minh thông tin còn thiếu (như trường hợp của bạn là thiếu thông tin CMND) để giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề Sổ đỏ và Sổ hồng mà các bạn đang quan tâm, nội dung tư vấn trên là căn cứ vào quy định của pháp luật và thông tin khách hàng cung cấp. Phần tư vấn này là để các cá nhân và tổ chức tham khảo. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật Đất đai19006512 hoặc liên hệ trực tiếp với đội ngũ Luật sư của DFC qua địa chỉ dưới đây. Xin cảm ơn.

Hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư DFC chúng tôi
Adress: LK, 28 Lê Trọng Tấn, Dương Kinh, Hà Đông, Hà Nội
Phone: 1900.6512

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*