Tư Vấn Hình Sự – Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ

Tư Vấn Hình Sự – Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ

Tội chống người thi hành công vụ là gì? Khi nào thì mới bị coi là “chống người thi hành công vụ”? Mức phạt cho hành vi chống người thi hành công vụ là như thế nào? Vui lòng xem tiếp bài viết dưới đây của Công ty Luật DFC để có thể hiểu rõ nhất về loại tội phạm này.

đặt hẹn luật sư tư vấn tội chống người thi hành công vụ
Đặt hẹn luật sư tư vấn tội chống người thi hành công vụ

Hiện nay, có một số người thiếu kiến thức về luật pháp hoặc thiếu sự nhận thức, không làm chủ được hành vi của bản thân để rồi khi phạm tội có những hành vi bất hợp tác, chống lại các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, chống đối, thậm chí gây thương tích, gây tử vong cho người đang thi hành công vụ. Trong các văn bản pháp luật của nước ta, mọi hành vi vi phạm của mọi đối tượng đều được xử lý theo pháp luật, kể cả tội chống người thi hành công vụ, nước ta đều có chế tài xử phạt cụ thể theo quy định.

Mục Lục

I. Cơ sở pháp lý

Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại điều 330 BLHS 2015

II. Như thế nào là tội chống người thi hành công vụ?

Chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để cản trở các lực lượng cơ quan chức năng đnag thực thi pháp luật hoặc buộc lực lượng cơ quan chức năng thực hiện các hành vi trái pháp luật.

III. Mức xử phạt tội chống người thi hành công vụ

1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm

  • Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
  • Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

IV. Các yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ

1. Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

2. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.

3. Khách thể

Các hành vi nêu trên vi phạm hoạt động bình thường và đúng đắn của các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức và người được giao nhiệm vụ và công vụ.

4. Mặt khách quan

– Hành vi sử dụng vũ lực đối với các lực lượng cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ.

Hành vi này được thể hiện thông qua việc người phạm tội sử dụng vũ lực có hoặc không có vũ khí để ảnh hưởng đến cơ thể của người thi hành công việc như đấm, đá, đánh …. Tuy nhiên, nếu hành vi sử dụng vũ lực gây thương tích, tỷ lệ thương tật phải không đủ nghiêm trọng để được xem xét trách nhiệm hình sự vì cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

– Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực đối với người thi hành công vụ.

Hành vi này được thể hiện thông qua những kẻ phạm tội sử dụng lời nói và cử chỉ sẽ sử dụng vũ lực để đe dọa tinh thần của các quan chức đang làm nhiệm vụ.

– Có hành vi sử dụng các thủ đoạn khác để đe dọa các quan chức thực thi pháp luật như phá hoại tài sản, đe dọa v.v..


Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*