Quy định và điều kiện tách thửa đất thổ cư năm 2020

Quy định và điều kiện tách thửa đất thổ cư năm 2020

Đất đai theo quy định hiện hành ở nước ta, cụ thể là ở Luật Đất đai năm 2013 được phân làm 03 nhóm đất chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng (chưa xác định mục đích sử dụng). Là một loại đất điển hình và phổ biến trong nhóm đất phi nông nghiệp ở nước ta hiện nay, đất thổ cư ngày càng có diện tích mở rộng trong quỹ đất, điều này xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất ở ngày càng tăng ở nước ta. Vậy, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về thủ tục và quy trình tách thửa đất thổ cư năm 2020 và quy định về tách thửa đất thổ cư như thế nào? Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viênTư vấn pháp luật1900.6512 của Công ty Tư vấn Luật DFC xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013;

  • Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Nội dung tư vấn

1. Quy định và điều kiện tách thửa đất thổ cư năm 2020 như thế nào?

Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan không đề cập đến việc giải thích thế nào là đất thổ cư. Tuy nhiên, đây là thuật ngữ phổ biến được nhân dân ta sử dụng phổ biến. Theo cách hiểu chung nhất thì đất thổ cư là đất được người dân sử dụng vào mục đích nhằm phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt, .Theo đó họ được phép xây dựng nhà cửa và các công trình khác trên đất nhằm phục vụ nhu cầu này.

Quy định và điều kiện tách thửa đất thổ cư năm 2020

Tách thửa đất thổ cư có nghĩa là từ một mảnh đất thổ cư ban đầu được tách ra thành ít nhất thành hai mảnh đất thổ cư khác nhau. Tuy nhiên, việc tách đất thổ cư không phải muốn là có thể tách, bởi còn phụ thuộc vào diện tích tách thửa tối thiểu được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định. Như vậy, đối với mỗi địa phương khác nhau sẽ có diện tích đất tối thiểu tách thửa khác nhau.

Lưu ý: Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì trong trường hợp diện tích thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tách thửa tối thiểu sẽ chia làm các trường hợp sau:

  • Trường hợp 01: Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Trường hợp 02: Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu và việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới.

Ngoài ra, các điều kiện khác để được tách thửa đất đã được ghi nhận rõ tại Luật Đất đai năm 2013 mà cụ thể tại Điều 188 như sau:

  • Đất được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất, trừ một số trường hợp khác do luật định;
  • Đất sử dụng ổn định không có tranh chấp;
  • Đất vẫn còn trong thời hạn sử dụng và không bị áp dụng biện pháp kê biên tàn sản để thi hành án.

2. Quy trình thủ tục tách thửa đất thổ cư năm 2020

Trước hết, người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa cần nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa đất thổ cư cho Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện bao gồm những giấy tờ sau được quy định ở Khoản 1 Điều 09 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT như sau:

  • Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng;
  • Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt;
  • Biên bản giao nhận ruộng đất theo phương án “dồn điền đổi thửa” (nếu có).

Tiếp đó, sau khi tiếp nhận hồ sơ của người dân thi Văn phòng đăng ký đất đai của Phòng Tài nguyền và Môi trường cần tiến hành một số công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới tách, hợp thửa;
  • Tiến hành chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; 
  • Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp.

    Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *