Tư Vấn Hôn Nhân – Các Vấn Đề Về Hòa Giải Ly Hôn

Tư Vấn Hôn Nhân – Các Vấn Đề Về Hòa Giải Ly Hôn

“Xin chào ac Luật Sư, vì cuộc sống của hai vợ chồng chúng tôi không hạnh phúc, nên hai vợ chồng đã thỏa thuận kỹ càng với nhau về thuận tình ly hôn. Hiện tại chúng tôi đã nộp đơn xin ly hôn lên Tòa án. Cho tôi hỏi, nếu chúng tôi đã thuận tình ly hôn, có bắt buộc phải tiến hành hòa giải ly hôn không? Chúng tôi muốn được tư vấn kỹ hơn. Cảm ơn!”

Xem thêm: Tư Vấn Hôn Nhân – Án Phí Ly Hôn Thuận Tình – Đơn Phương

Luật sư tư vấn:

Hòa giải ly hôn là một thủ tục bắt buộc để tiến hành giải quyết thuận tình ly hôn.

Điều này được quy định tại Khoản 2, Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và phân chia tài sản khi ly hôn như sau:

2. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Có thể thay đổi ý kiến tại phiên hòa giải thuận tình ly hôn không?

“Xin cho tôi hỏi, hai vợ chồng thuận tình ly hôn và đồng ý rằng vợ là người nuôi con. Tòa án sắp mở phiên tòa tiến hành hòa giải hôn nhân gia đình. Tôi muốn hỏi là, tại buổi hòa giải, tôi đổi ý, không muốn để vợ tôi là người giám hộ, tôi muốn giành quyền nuôi con, có được không?”

Luật sư tư vấn:

Khoản 4, Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các bên đều có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Thay đổi, giữ nguyên, bổ sung hoặc rút lại yêu cầu theo quy định

Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

  • Nếu hòa giải ly hôn không thành và các bên liên quan không đạt được thỏa thuận phân chia tài sản, quyền nuôi con, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết các vấn đề dân sự để công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn và chấp nhận vụ án để giải quyết. Tòa án không bắt buộc phải thông báo về việc thụ lý vụ án, cũng như không phân công lại Thẩm phán để giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án phải tuân theo các thủ tục chung được quy định bởi Bộ luật này.

Như vậy thì theo các quy định trên, bạn hoàn toàn có thể thay đổi nguyện vọng của mình tại phiên hòa giải ly hôn trong giải quyết thuận tình ly hôn.

Xem thêm: Hòa Giải Là Gì? Thủ Tục Hòa Giải Ly Hôn Năm 2020

Thời gian hòa giải ly hôn như thế nào?

“Kể từ ngày có thông báo ly hôn đơn phương được Tòa thụ lý hồ sơ, tòa án gọi lên để hòa giải sau bao nhiêu ngày? Tôi đã có thông báo của Tòa án khi thụ lý hồ sơ của tôi nhưng đến nay đã mấy tháng rồi mà tôi vẫn chưa thấy tòa án gọi lên để hòa giải giải quyết. Giờ thì chồng tôi là sắp chuyển đến nơi khác sống rồi, tôi phải làm sao bây giờ, xin đội ngũ Luật sư tư vấn giúp tôi với.”

Luật sư tư vấn:

Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải ly hôn và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan đạt được thỏa thuận về việc giải quyết vụ án dân sự này.

Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Do đó, theo các quy định trên, trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không có quy định thời gian hòa giải ly hôn cụ thể kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ. Vì vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp, Tòa án sẽ đặt thời gian linh hoạt để mở phiên hòa giải trong thời gian chuẩn bị xét xử ly hôn cho phù hợp. Theo Điều 203 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời gian chuẩn bị xét xử ly hôn là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Hòa giải ly hôn ở cơ sở là như thế nào?

“Tôi đang muốn ly hôn khi 2 vợ chồng chúng tôi đã ly thân được hơn 2 năm. Tôi tìm hiểu thì phải hòa giải ly hôn ở cơ sở trước. Vậy cho tôi hỏi hòa giải ở sở sở là như thế nào?”

Tư Vấn Hôn Nhân – Các Vấn Đề Về Hòa Giải Ly Hôn

Luật sư tư vấn:

Hòa giải ly hôn ở cơ sở là một hoạt động tự nguyện, không bắt buộc, tự quản tại cộng đồng, đã tồn tại trong một thời gian dài. Theo thời gian, hòa giải ly hôn ở cơ sở ngày càng được khẳng định và phát huy hiệu quả thiết thực trong việc hàn gắn nhiều mối quan hệ hôn nhân dường như đã đi đến bờ vực đổ vỡ.

Hòa giải ly hôn ở cơ sở được quy định tại Điều 52 của Luật Hôn nhân và Gia đình. Theo đó, Nhà nước và xã hội khuyến khích hòa giải ly hôn ở cơ sở khi vợ chồng có mâu thuẫn muốn yêu cầu ly hôn. Việc iến hành hòa giải ly hôn phải theo pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Xem thêm: Tổng Đài Tư Vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình Miễn Phí Của DFC


Hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư DFC chúng tôi
Adress: LK, 28 Lê Trọng Tấn, Dương Kinh, Hà Đông, Hà Nội
Phone: 1900.6512

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*