Bẫy chuột chết người có bị truy cứu tội giết người không?

Bẫy chuột chết người có bị truy cứu tội giết người không?

Bực mình vì chuột phá hoại hoa màu, nhiều  người đã tự ý kéo dây điện trần để bẫy chuột, nhưng họ lại không biết bẫy chuột như vậy có thể có những trường hợp gây hậu quả đáng tiếc, có thể gây ra chết người bởi những người đi vào khu vực mà dây điện vô tình hoặc trong tình huống ngoài ý muốn. Vậy hành vi giăng dây điện bẫy chuột chết người sẽ bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Công ty Luật DFC tìm hiểu?

1. Căn cứ pháp lý

a. Căn cứ vào Điều 59 của Luật Điện lực 2004 về việc sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp như sau:

1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.

2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.

…”

b. Căn cứ vào khoản 7, Điều 7 của Luật Điện lực 2004, quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động và sử dụng điện như sau:

“… 7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.

Theo quy định của pháp luật, điện là nguồn năng lượng cực kỳ nguy hiểm, việc sử dụng điện phải tuân thủ các quy tắc để đảm bảo an toàn điện, người dân không được tiếp xúc trực tiếp với điện, điện cao thế sẽ có thể dẫn đến tử vong. Luật pháp đã nghiêm cấm sử dụng điện cho các mục đích trộm cắp hoặc bẫy chuột. Do đó, nếu sử dụng điện cho các mục đích trên gây ra hậu quả chết người, người sử dụng điện sẽ bị xử phạt về tội vô ý làm chết người hoặc nặng hơn là tội giết người.

2. Cấu thành tội vô ý làm chết người

Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015, nếu người này sử dụng điện để bẫy chuột, bẫy ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, bảo vệ cẩn thận, có các dấu hiệu, biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra, mục đích là để diệt chuột và phòng chuột, không nhằm mục đích tước đoạt mạng sống của con người, vì vậy, nếu có ai không may giẫm phải dây điện bẫy chuột và tử vong, người sử dụng điện sẽ bị xử lý tội vô ý làm chết người.

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Bẫy chuột chết người có bị truy cứu tội giết người không?
Bẫy chuột bằng điện có thể gây chết người

3. Cấu thành tội giết người

a. Trường hợp sử dụng điện để chống trộm

– Những người sử dụng điện để ngăn trộm cắp và họ biết chắc chắn rằng điện có thể gây nguy hiểm cho mọi người nhưng vẫn cố ý để lại hậu quả nguy hiểm chết người. Người sử dụng điện sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 123 của Bộ luật Hình sự 2015 với các lỗi cố ý gián tiếp (Biết rằng hành vi của họ là nguy hiểm cho xã hội, cố ý thực hiện các hành vi nguy hiểm gây ra hậu quả chết người có thể xảy ra). Nếu bị kết án về tội này, hình phạt có thể được quy định tại khoản 2, Điều 123 của Bộ luật hình sự là từ 07 đến 15 năm tù.

b. Trường hợp sử dụng điện để bẫy chuột, súc vật phá hoại

– Trong trường hợp người sử dụng điện để bẫy chuột và chống lại động vật phá hoại mùa màng, cần phải phân biệt như người sử dụng điện ở những nơi có nhiều người đi qua (ngay cả khi có dấu hiệu cảnh báo). Mặc dù biết điện trong trường hợp này là nguy hiểm cho tính mạng, cuộc sống của con người, nhưng có thái độ phớt lờ, mặc kệ tự làm theo ý của mình dẫn đến hậu quả của nó là có người bị điện giật chết, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 123 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

4. Trách nhiệm dân sự

Nếu một người sử dụng bẫy điện và gây ra cái chết cho người khác, người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do một nguồn nguy hiểm cực độ theo quy định của Luật dân sự tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015.


Hãy liên hệ với Công ty Luật DFC chúng tôi
Adress: LK, 28 Lê Trọng Tấn, Dương Kinh, Hà Đông, Hà Nội
Phone: 1900.6512

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*