Tư Vấn Hôn Nhân – Tư Vấn Các Thủ Tục Về Hòa Giải Ly Hôn

Tư Vấn Hôn Nhân – Tư Vấn Các Thủ Tục Về Hòa Giải Ly Hôn
Tư Vấn Hôn Nhân – Tư Vấn Các Thủ Tục Về Hòa Giải Ly Hôn

Hòa giải ly hôn là gì? Trong việc giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình thì việc hòa giải ly hôn là để hàn gắn mối quan hệ vợ chồng đang bên bờ đổ vỡ dưới sự của bên trung lập thứ 3. Ở đây tôi muốn nói đến đó là Tòa án, là địa phương nơi vợ chồng sinh sống.

Xem thêm: Tư Vấn Hôn Nhân – Các Vấn Đề Về Hòa Giải Ly Hôn

Mục Lục

I. Hòa giải ly hôn tại Tòa án là gì?

“Luật sư cho tôi hỏi, hòa giải ly hôn tại Tòa án là gì? Tại sao phải hòa giải ly hôn tại Tòa án mà không phải là một bên thứ ba khác? Tôi xin cảm ơn”

Luật sư DFC trả lời:

Hòa giải ly hôn tại Tòa án là một phương thức mà Tòa án sẽ là người trung lập thứ 3 để đứng ra thuyết phục đôi vợ chồng để hàn gắn lại mối quan hệ đang bên bờ đổ vỡ, việc hòa giải ly hôn tại Tòa án này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc cho cả hai bên.

Hòa giải ly hôn tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc được yêu cầu khi giải quyết một vụ án ly hôn. Quá trình hòa giải tại Tòa án này được thực hiện trong khoảng thời gian trong khi chờ đợi vụ án được đưa ra xét xử sau khi vụ án đã được Tòa án thụ lý. Phiên hòa giải này rất quan trọng, nó cho thấy trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền, luôn đề cao các điều kiện để các đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước khi đưa ra quyết định ly hôn của họ. Thủ tục bắt buộc này phải được tiến hành ngay cả khi có những yếu tố không thỏa đáng và khó có thể tạo ra kết quả mong muốn của mỗi bên. Việc hòa giải này được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại khoản 2, Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

II. Thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án?

“Tôi đã nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương và đã được Tòa án thụ lý, và tôi đã có nhận được một giấy triệu tập lên Tòa án để hòa giải? Vậy cho tôi hỏi thủ tục hòa giải ly hôn tại Tòa án là như thế nào? Tôi phải chuẩn bị những thứ gì? Xin cảm ơn!”

Luật sư DFC trả lời:

Dựa trên nguyên tắc tại khoản 2 Điều 205 BLTTDS, thì việc hòa giải trong vụ án ly hôn sẽ được Thẩm phán tiến hành như sau:

– Trước khi tiến hành hòa giải: trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể hỏi ý kiến ​​cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em, nguyên nhân mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ chồng và con cái liên quan đến vụ án. Tham khảo những ý kiến ​​này sẽ giúp thẩm phán hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tình trạng cuộc sống của cặp vợ chồng để có hướng xử lý hòa giải thích hợp.

– Trong quá trình hòa giải tại Tòa án: Thẩm phán sẽ hòa giải theo hướng là đoàn tụ, hàn gắn; phân tích và giải thích cho vợ chồng hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, nghĩa vụ đối với con cái … từ đó phần nào có thể giúp vợ chồng hàn gắn lại với nhau. Nếu sau khi hòa giải, cặp vợ chồng lại hàn gắn và đoàn tụ, thẩm phán sẽ lập biên bản hòa giải thành công và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Ngược lại, trong trường hợp hòa giải không thành, hai vợ chồng vẫn muốn ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con, Thẩm phán xử lý vụ việc sẽ lập biên bản hòa giải không thành và làm thủ tục tiếp tục mở phiên tòa.

Trong thực tế, trong phiên hòa giải của Tòa án, cả hai vợ chồng phải có mặt. Nếu một trong hai vợ chồng vắng mặt, Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán sẽ thông báo cho các bên về các quy định của pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên có thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải để họ tự thỏa thuận với nhau về việc ly hôn.

Tư Vấn Hôn Nhân – Tư Vấn Các Thủ Tục Về Hòa Giải Ly Hôn

III. Hòa giải ly hôn tại cơ sở

“Hòa giải ly hôn ở cơ sở nghĩa là gì? Tại sao phải hòa giải tại cơ sơ, tôi không muốn hòa giải tại cơ sở mà muốn ly hôn luôn có được không? Xin tư vấn giúp tôi!”

Luật sư tư vấn:

Hòa giải ly hôn ở cơ sở có nghĩa là hòa giải viên hướng dẫn và hỗ trợ 2 vợ chồng đạt được thỏa thuận và tự nguyện giải quyết các mâu thuẫn với nhau về tranh chấp và vi phạm pháp luật. Các cơ sở ở đây là  làng, thôn, nhóm dân cư, khu phố, khối và các cộng đồng dân cư khác.

Hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc. Nhưng Nhà nước và xã hội khuyến khích hòa giải ở cơ sở khi một bên yêu cầu ly hôn. Hòa giải ly hôn được tiến hành theo pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Mục đích của hòa giải ly hôn ở cơ sở là để khuyến khích hai vợ chồng giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.

Do đó, pháp luật không quy định rằng việc ly hôn sẽ yêu cầu xác nhận hòa giải ly hôn ở cơ sở hoặc xã hoặc phường hòa giải thì mới được Tòa án chấp nhận thụ lý vụ án.

Xem thêm: Hướng Dẫn Viết Mẫu Đơn Xin Không Hòa Giải Ly Hôn

IV. Trường hợp nào không thể hòa giải khi ly hôn?

“Cho tôi hỏi trường hợp nào mà khi ly hôn tại Tòa án mà không thể hòa giải được rồi có thể bị hoãn hoặc hủy phiên Tòa?”

Luật sư tư vấn:

Các trường hợp nào không thể hòa giải khi ly hôn bao gồm:

– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hai lần nhưng vẫn cố tình không có mặt.

– Bên liên quan không thể tham gia phiên hòa giải vì một lý do chính đáng;

– Người khởi kiện là vợ / chồng trong vụ án ly hôn là người đã mất năng lực hành vi dân sự;

– Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.

Hòa giải khi ly hôn theo tôi là một điều rất thiết thực và cần thiết. Trên thực tế, có rất nhiều cặp vợ chồng chỉ vì những vấn đề nhỏ nhặt, họ quyết định ly hôn và sau đó hối hận trong thời gian rất dài. Do đó, việc hòa giải khi ly hôn là cần thiết, nó có thể giúp nhiều cặp vợ chồng nhận ra lỗi lầm của mình để trở về hạnh phúc bên nhau.


Hãy liên hệ với Văn phòng Luật sư DFC chúng tôi
Adress: LK, 28 Lê Trọng Tấn, Dương Kinh, Hà Đông, Hà Nội
Phone: 1900.6512
Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*