Giành quyền nuôi con cần những điều kiện gì?

Giành quyền nuôi con cần những điều kiện gì? | Luật sư DFC

Ngoài việc chia tài sản sau khi ly hôn, việc ai có đủ quyền nuôi con chăm sóc con là điều rất quan trọng. Vậy giành quyền nuôi con khi ly hôn sẽ được pháp luật quy định như thế nào? Khi có tranh chấp quyền nuôi con thì cần có những điều kiện gì để tranh chấp? Sau khi ly hôn và quyền nuôi con thuộc về ai? Sau đây là bài viết tất cả những thông tin về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn mà các bạn nên chú ý.

Bài viết cùng chủ đề: Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014 Có Những Điểm Mới Gì?

Những điều kiện đủ để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Giành quyền nuôi con cần những điều kiện gì? | Luật sư DFC

Đối với trường hợp chưa kết hôn nhưng đã có con chung

Trường hợp này là hai người sống chung với nhau như vợ chồng, chưa lên phường đăng ký kết hôn, nhưng đã có con chung. Theo điều 14của Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì họ không được coi là vợ chồng, không cần thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng. Nhưng theo điều 15 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì họ phải có quyền, nghĩa vụ như vợ chồng đối với con chung.

Đối với trường hợp đã đăng ký kết hôn

  • Đối với trường hợp này là hai người đã được Nước công nhận là vợ chồng, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ vợ chồng, quyền và nghĩa vụ đối với con cái.
  • Về vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn thì hai vợ chồng nên tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp xấu nhất không giải quyết được thì có thể làm đơn nộp lên Tòa án để xem xét và giải quyết tranh chấp.

Những vấn đề quan trọng cần chứng minh khi giành quyền nuôi con

Tuổi của con

  • Tuổi của con rất quan trọng khi giải quyết tranh chấp ai là người được quyền nuôi con.
  • Theo khoản 3 điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì nếu đứa con mà dưới 12 tháng tuổi hoặc người vợ đang mang thai thì người chồng sẽ không được phép ly hôn.
  • Theo khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì nếu hai vợ chồng khi ly hôn mà có con dưới 36 tháng tuổi (tức quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn) thì theo quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn sẽ trực tiếp giao cho người mẹ nuôi. Trừ những trường hợp do điều kiện của người mẹ không đủ để nuôi con thì việc nuôi con, giáo dục, chăm sóc con sẽ giao cho người bố.
  • Theo khoản 2 điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì nếu hai vợ chồng khi ly hôn mà có con trên 3 tuổi thì việc giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn phải xem xét vào điều kiện ai có thể nuôi được con hơn, ai có thể cho con có quyền lợi về mọi mặt hơn. Trường hợp con từ 7 tuổi trở lên thì có thể xem xét theo nguyện vọng muốn sống cùng với ai của con.

Điều kiện của bố mẹ theo luật nuôi con khi ly hôn

Chứng minh điều kiện về mọi mặt của bố và mẹ là cách giành quyền nuôi con khi ly hôn nhanh nhất có thể:

  • Điều kiện về kinh tế: Phải chứng minh được mình có nguồn kinh tế thu nhập cá nhân, nơi ở ổn định,…
  • Điều kiện về tinh thần: Phải chứng minh được mình hoàn toàn có đủ thời gian bên con, chăm sóc và nuôi dưỡng con,…
  • Ngoài ra, cặp vợ chồng có thể cung cấp thêm bằng chứng cho thấy người kia không đủ điều kiện về thể chất và tinh thần để nuôi dạy con cái. Chẳng hạn như sử dụng bạo lực thường xuyên, không có thu nhập và công việc ổn định … để cho thấy rằng bạn có thể đủ khả năng để nuôi con.

Mẫu giấy ủy quyền nuôi con

Tải mẫu giấy ủy quyền nuôi con

Đơn xin giành quyền nuôi con sau ly hôn

Tải đơn xin giành quyền nuôi con

Hãy liên hệ với Công ty Luật DFC chúng tôi
Adress: LK, 28 Lê Trọng Tấn, Dương Kinh, Hà Đông, Hà Nội
Phone: 1900.6512

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*