Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thiết kế kiến trúc?

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thiết kế kiến trúc?

Ngày nay nhu cầu xây dựng những công trình hiện đại, đòi hỏi cao về thẩm mỹ kiến trúc, một không gian đẹp và bố trí hài hòa. Do đó mà các công ty kiến trúc được quan tâm đến rất nhiều. Với nguồn khách hàng nhiều như vậy thì việc các công ty kiến trúc được mọc lên là điều hiển nhiên. Vậy làm thế nào để bạn thành lập một công ty kinh doanh thiết kế kiến trúc? Hãy cùng tìm hiểu với Công ty Luật DFC.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thiết kế kiến trúc?

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

II. Quy trình thành lập Công ty kinh doanh thiết kế kiến trúc

1. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thiết kế kiến trúc

  • Đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp (tùy theo từng loại hình doanh nghiệp sẽ có nội dung điều lệ khác nhau);
  • Danh sách thành viên Công ty TNHH hoặc cổ đông sáng lập của công ty Cổ phần
  • Một bản sao hợp lệ của một trong các tài liệu nhận dạng cá nhân cho chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông của công ty là một cá nhân hoặc một bản sao hợp lệ của quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông là các tổ chức;
  • Quyết định góp vốn cho thành viên là một tổ chức;
  • Giấy ủy quyền về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (nếu có).
  • Ngoài ra, tùy thuộc vào các ngành cụ thể, khi đăng ký thành lập, cần chuẩn bị thêm các tài liệu.

2. Cơ quan thẩm quyền giải quyết

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính.

3. Thời gian giải quyết hồ sơ

  • Sau 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4. Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của công ty

  • Công ty có quyền tự đưa ra quyết định về hình thức, số lượng và nội dung của con dấu.
  • Sau khi nhận được thông báo mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đưa biên nhận cho doanh nghiệp, đăng thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đưa ra thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của công ty cho các doanh nghiệp.

5. Thông báo nội dung đăng ký kinh doanh

  • Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty, công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia theo thứ tự và thủ tục trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố.

6. Thực hiện nghĩa vụ về thuế

  • Thông báo áp dụng các phương pháp tính thuế;
  • Mở tài khoản ngân hàng của công ty và thông báo số tài khoản cho Cơ quan Nhà nước;
  • Đăng ký chữ ký điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Khai báo và nộp thuế giấy phép kinh doanh;
  • In và phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.

7. Những lưu ý khi thành lập công ty kinh doanh thiết kế kiến trúc

  • Cách đặt tên: Cần rõ ràng, không trùng lặp với công ty khác, không đặt những tên bị cấm trong quy định;
  • Trụ sở chính: cần phải có một địa chỉ chính xác, chỉ cần tránh những nơi có cơ sở kinh doanh, chẳng hạn như chung cư, ký túc xá hoặc đất bị cấm sử dụng;
  • Người đại diện pháp luật: Là người có uy tín, đầy đủ tư cách pháp nhân;
  • Chọn loại hình công ty:
    • Hiện nay, mỗi loại hình kinh doanh như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đều có những ưu điểm và hạn chế riêng;
    • Chủ sở hữu công ty nên xem xét cẩn thận loại công ty nào phù hợp để có thể phát triển tốt nhất.
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Cần lưu ý 1 số mã ngành nghề khi thành lập công ty kinh doanh thiết kế kiến trúc như sau:
    • Mã 4220: Xây dựng công trình công ích;
    • Mã 4311: Ngành Phá dỡ;
    • Mã 4100: Xây dựng nhà các loại;
    • Mã 7110: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết:
      • Hoạt động kiến trúc
      • Hoạt động đo đạc bản đồ
      • Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước
      • Tư vấn lập quy hoạch xây dựng
      • Tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
      • Thiết kế xây dựng công trình
      • Thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
      • Khảo sát xây dựng
      • Giám sát thi công xây dựng công trình
    • Mã 4210: Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ;
    • Mã 4322: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí;
    • Mã 7410: Hoạt động thiết kế chuyên dụng;
    • Mã 4290: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;
    • Mã 4330: Hoàn thiện công trình xây dựng;
    • Mã 4390: Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác;
    • Mã 4312: Chuẩn bị mặt bằng;
    • Mã 3320: Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;
    • Mã 4329: Lắp đặt hệ thống xây dựng khác;
    • Mã 4321: Lắp đặt hệ thống điện.
  • Về vốn: Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đăng ký số vốn tối thiểu của Công ty. Bạn có thể gọi đến tổng đài tư vấn 1900.6512 của chúng tôi để được đội ngũ Luật sư tư vấn một cách chính xác nhất.
  • Hoạt động kinh doanh thiết kế kiến trúc:
    • Bạn nên có một kế hoạch dự phòng và tính toán tỉ mỉ kế hoạch rủi ro để tìm cách khắc phục, loại bỏ nếu không may gặp phải. Đồng thời xác định định hướng dài hạn cho công ty của bạn? Bỏ qua lợi ích trước mắt, bạn cần lập kế hoạch hoạt động lâu dài, vừa xoay quanh vốn vừa ổn định lao động và mặt bằng.
Thành lập công ty kinh doanh thiết kế kiến trúc

Hãy liên hệ với Công ty Luật DFC chúng tôi
Adress: LK, 28 Lê Trọng Tấn, Dương Kinh, Hà Đông, Hà Nội
Phone: 1900.6512

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*